Xuất nhập cảnh
Q: Tôi là người nước ngoài đang sinh sống tại Nhật bản. Trường hợp làm mất hộ chiếu thì tôi nên làm như thế nào?
A: Trường hợp người nước ngoài làm mất hộ chiếu (Passport), thì làm theo những bước sau đây:
- Viết một đơn cớ mất nộp đến cơ quan cảnh sát gần nhất, sau đó sẽ được cấp Giấy xác nhận đã tiếp nhận đơn cớ mất hoặc Giấy xác nhận đã tiếp nhận đơn báo bị mất cắp.
- Liên lạc với Đại sứ quán nước mình tại Nhật. Sau đó xin cấp lại Hộ chiếu mới (Hộ chiếu tạm thời hoặc Giấy chứng nhận xuất cảnh)
Q: Tư cách lưu trú là gì? Có những tư cách lưu trú nào?
A: Tư cách lưu trú là sự công nhận loại hình hoạt động, thân phận của người nước ngoài khi ở Nhật Bản được Luật nhập cảnh quy định và được phân loại thành một số tư cách lưu trú.
Danh sách các tư cách lưu trú
Q: Tôi đã đến Nhật với visa tạm trú ngắn hạn. Tôi muốn ở lại Nhật lâu hơn, vậy có thể gia hạn thời hạn tạm trú không?
A: Gia hạn thời gian lưu trú đối với Visa tạm trú ngắn hạn thông thường có thể được chấp thuận theo nguyên tắc dựa vào những tình huống không thể tránh khỏi. Chi tiết vui lòng tham khảo trên trang Website Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và cư trú.
Q: Tôi muốn đến Nhật làm giáo viên dạy tiếng nước ngoài. Tôi phải làm thủ tục như thế nào?
A: Tùy vào nơi làm việc mà yêu cầu về thủ tục xin cấp Visa tư cách lưu trú khác nhau.
- Tư cách lưu trú là “Giảng viên đại học”:
hoạt động giáo dục hoặc giảng dạy nghiên cứu, nghiên cứu tại Trường đại học hoặc tổ chức giáo dục tương tự, Trường Trung cấp nghề. - Tư cách lưu trú là “Giáo viên”:
hoạt động giáo dục ngôn ngữ và các lĩnh vực khác tại các Trường Tiểu học, Trường trung học cơ sở, Trường trung học phổ thông, Trường trung cấp nghề, Trường dành cho người khuyết tật, Trường chuyên tu, cũng như các loại hình trường học khác hoặc các cơ sở giáo dục có cơ sở thiết bị và giáo trình tương đương với các loại trường học này của Nhật Bản. - Tư cách lưu trú là “Kỹ thuật/Kiến thức nhân văn/Nghiệp vụ quốc tế”:
Là giáo viên của trường ngôn ngữ của trường tư nhân, giáo viên ngôn ngữ được doanh nghiệp nhận vào giảng dạy nội bộ trong công ty.
Chi tiết về thủ tục xin các loại Visa tư cách lưu trú vui lòng xem trên trang Website Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và cư trú.
Q: Tôi là du học sinh, sau khi tốt nghiệp có thể tiếp tục đi xin việc làm không?
A: Khi du học sinh đến ngày tốt nghiệp vẫn chưa tìm được nơi làm việc tại Nhật, có thể xin thay đổi tư cách lưu trú thànhtư cách “Hoạt động đặc biệt”, sau đó có thể tiếp tục đi xin việc.Tư cách “Hoạt động đặc biệt” có thể được cho phép lưu trú tối đa 1 năm sau khi tốt nghiệp để đi xin việc dưới sự hỗ trợ xin việc của cơ quan giáo dục.
Chi tiết vui lòng tham khảo trang Website Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và cư trú.
Q: Tư cách lưu trú “Du học” có thể xin được cho những cơ quan giáo dục nào?
A: Trường Đại học,Trường trung cấp nghề, Trường trung học phổ thông (bao gồm khóa liên thông của Trường trung học cơ sở), Khóa trung học phổ thôngcủa Trường dành cho người khuyết tật, Trường trung học cơ sở hay Khóa trung học cơ sở của Trường dành cho người khuyết tật, Trường tiểu học hay Khóa tiểu học của Trường dành cho người khuyết tật, Trường chuyên tu cũng như các loại hình trường học khác hoặc các cơ sở giáo dục có cơ sở thiết bị và giáo trình tương đương với các loại trường học này của Nhật Bản.
Q: Tôi muốn kết hôn với phụ nữ người nước ngoài hiện tại đang sinh sống ở nước ngoài. Chúng tôi sẽ kết hôn ở nước của Vợ, sau đó bảo lãnh Vợ sang Nhật sinh sống.
A: Thủ tục kết hôn: tiến hành các thủ tục hôn nhân hợp pháp ở nước ngoài. Có hai cách để bảo lãnh Vợ người nước ngoài sang Nhật như sau:
[ Thủ tục bảo lãnh sang Nhật ]
- Đăng lý xin cấp thị thực trước: Đây là cách thức người nước ngoài nộp đơn xin cấp visa “Vợ/Chồng của người Nhật”trực tiếp cho Lãnh sự quán Nhật Bản ở nước ngoài.
- Xin Giấy chứng nhận tư cách lưu trú: Đây là cách thức người Nhật sau khi kết hôn về lại Nhật và nộp đơn xin cấp “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú” tại Cục quản lý xuất nhập cảnh gần nơi cư trú nhất. Sau đó nếu Giấy chứng nhận này được phê duyệt cấp phát, gửi Giấy chứng nhận cho Vợ/Chồng ở nước ngoài để xin cấp Visa tại Lãnh sự quán ở nước ngoài.
Q: Tôi đang sống ở Nhật với tư cách là du học sinh, tôi muốn bảo lãnh vợ và con sang Nhật. Tôi phải chuẩn bị những thủ tục như thế nào? Và vợ tôi có thể đi làm được không?
A: Du học sinh bảo lãnh nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận tư cách lưu trú “Lưu trú theo gia đình” tại Cục quản lý xuất nhập cảnh gần nơi cư trú nhất.
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận tư cách lưu trú “Lưu trú theo gia đình” vui lòng liên lạc Cục quản lý xuất nhập cảnh.
Visa “Lưu trú theo gia đình”thì việc đi làm không được chấp nhận. Tuy nhiên, nếu được Cục quản lý xuất nhập cảnh cấp “Giấy phép hoạt động ngoài tư cách lưu trú” thì có thể đi làm thêm (thời gian làm việc cũng như nội dung làm việc sẽ được giới hạn theo quy định).
Q: Tôi muốn bảo lãnh con riêng của tôi (10 tuổi). Hiện tại, tôi đã tái hôn với một người đàn ông Nhật, nhưng đây là đứa con mà tôi đã có với người chồng trước tại nước tôi. Tôi muốn sống chung với đứa con này tại Nhật.
A: Trong trường hợp “con riêng”, tức là con của vợ/chồng người nước ngoài hiện đang lưu trú tại Nhật với tư cách “visa theo Vợ/chồng của người Nhật” và không phải là con có với vợ/chồng người Nhật thì cũng có trường hợp được cho phép lưu trú với “tư cách định cư”. Chi tiết vui lòng tham khảo trên Website Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh và cư trú.
Q: Vợ chồng Tôi đang sinh sống ở Nhật. Chúng tôi mới sinh con nên làm những thủ tục nào?
A: Trường hợp cả Bố Mẹ đều là người nước ngoài, đứa bé đó cũng sẽ mang quốc tịch nước ngoài, nên cần phải nộp đơn xin cấp tư cách lưu trú trong vòng 30 ngày sau khi sinh. Trường hợp, trẻ em sau khi sinh xuất cảnh khỏi Nhật Bản trong vòng 60 ngày sau khi sinh (trừ trường hợp xuất cảnh có xin Giấy phép Tái nhập cảnh) thì không cần phải nộp đơn xin cấp tư cách lưu trú. Trường hợp Bố Mẹ đang cư trú bất hợp pháp, hoặc đang chờ bị trục xuất khỏi Nhật Bản thì con mới sinh sẽ không thể xin cấp tư cách lưu trú.
[ Nộp khai sinh ]
Nộp khai sinh cho Ủy ban hành chính nơi cư trú trong vòng 14 ngày sau khi sinh. Căn cứ vào đơn khai sinh, Ủy ban hành chính sẽ cấp Phiếu cư dân (Jumin-hyo) theo địa chỉ cư trú và ghi chú “cư dân mới sinh”.
[ Xin cấp tư cách lưu trú ]
Thủ tục xin cấp tư cách lưu trú cho trẻ em mới sinh như sau:
- Giấy tờ chứng nhận trẻ em mới sinh (Giấy chứng sinh, Sổ tay mẹ và trẻ (Boshi Teicho)).
- Giấy tờ giải trình nội dung hoạt động ở Nhật Bản.
- Hộ chiếu (trường hợp không xuất trình được Hộ chiếu thì nộp đơn giải trình lý do)
[ Thẻ lưu trú ]
Sau khi được cấp tư cách lưu trú, nếu cư trú trong thời gian trung-dài hạn sẽ được cấp phát Thẻ lưu trú.
Q: Tôi có thời hạn lưu trú dài, tôi muốn về nước 1 thời gian. Tôi cần làm những thủ tục như thế nào?
A: Người người nước ngoài lưu trú thời gian trung-dài hạn, hoặc có tư cách lưu trú tương tự ở Nhật muốn xuất cảnh khỏi Nhật một thời gian: tùy thời gian xuất cảnh có hai hình thức sau:
Trường hợp thời gian xuất cảnh dưới 1 năm:
Người nước ngoài có Hộ chiếu còn hiệu lực và Thẻ lưu trú (Người vĩnh trú đặc biệt thì cần Chứng nhận vĩnh trú đặc biệt) khi xuất cảnh khỏi Nhật trong vòng 1 năm (*sau khi xuất cảnh thời hạn lưu trú còn ít hơn 1 năm thì phải tái nhập cảnh trước thời hạn lưu trú/trong vòng 2 năm đối với người có tư cách cư trú Vĩnh trú đặc biệt) tái nhập cảnh với cùng tư cách lưu trú khi xuất cảnh, theo quy định không cần xin cấp Giấy phép tái nhập cảnh. Người xuất cảnh theo chế độ này không được gia hạn thời gian xuất cảnh ở nước ngoài, cho nên, nếu không tái nhập cảnh trong vòng 1 năm (*) thì tư cách lưu trú sẽ bị hủy.
Trường hợp thời gian xuất cảnh quá 1 năm (2 năm đối với người vĩnh trú đặc biệt):
Trước khi xuất cảnh có thể xin cấp “Giấy phép tái nhập cảnh” tại Cục quản lý xuất nhập cảnh gần nơi cư trú nhất.
Thời hạn hiệu lực:
thời hạn tối đa của Giấy phép tái nhập cảnh là 5 năm (6 năm đối với người vĩnh trú đặc biệt).
Q: Tôi đến Nhật bằng visa “tạm trú trú ngắn hạn”, vậy tôi có được cấp thẻ lưu trú không? Tôi dự định sẽ gia hạn thêm thời gian lưu trú để sống ở Nhật trên 3 tháng nên muốn được cấp thẻ cư trú để làm giấy tờ tùy thân.
A: Trường hợp đến nhật với tư cách lưu trú là [tạm trú ngắn hạn] cho dù được gia hạn thời gian lưu trú ở Nhật trên 3 tháng thì cũng không được cấp thẻ lưu trú. Đối tượng được cấp thẻ lưu trú là người lưu trú ở Nhật trung hạn và dài hạn. Những người nước ngoài như những trường hợp dưới đây không được cấp thẻ lưu trú.
- Người có thời gian cư trú dưới 3 tháng
- Người có tư cách cư trú là “tạm trú ngắn hạn”
- Người có tư cách lưu trú ngoại giao ho ặc công vụ
- Người người nước ngoài có tư cách tương đương mục (1) đến (3) do Bộ Tư Pháp quy định.
- Người vĩnh trú đặc biệt (Người được cấp “Giấy chứng minh là người vĩnh trú đặc biệt”)
- Người không có tư cách lưu trú
Nếu đến Nhật bằng visa “tạm trú trú ngắn hạn”, thì ngay cả trong trường hợp được lưu trú ở Nhật trên 3 tháng do gia hạn thêm tư cách lưu trú cũng không được cấp thẻ lưu trú.
Q: Trường hợp chuyển nhà đến thành phố quận huyện khác hoặc đi ra nước ngoài thì nên làm thế nào?
A: Trước tiên vui lòng nộp “Đơn khai báo chuyển đi” tại Ủy ban hành chính nơi đang cư trú. Sau đó, nộp “Đơn khai báo chuyển đến” tại Ủy ban hành chính nơi cư trú mới trong vòng 14 ngày sau khi chuyển đến nơi ở mới. Khi đó, cần phải trình nộp thẻ lưu trú hoặc giấy chứng minh là người vĩnh trú đặc biệt hoặc là giấy chứng nhận chuyển đi. Khi chuyển đến nơi ở khác trong cùng một thành phố cũng phải nộp “Đơn khai báo chuyển đến” tại Ủy ban hành chính nơi cư trú mới trong vòng 14 ngày sau khi chuyển đến nơi ở mới.
Ngoài ra, trường hợp chuyển đi nước ngoài cũng phải nộp “Đơn khai báo chuyển đi”. Trong trường hợp này, “Giấy chứng nhận chuyển đi” sẽ không được cấp. Nếu tái nhập cảnh lại bằng giấy phép tái nhập cảnh và đã quyết định chỗ ở thì trong vòng 14 ngày, mang hộ chiếu và thẻ lưu trú đến Ủy ban hành chính nơi cư trú làm thủ tục chuyển đến.
Trong trường hợp không làm các thủ tục khai báo cần thiết, có khả năng sẽ bị phạt hoặc trở thành đối tượng bị hủy tư cách lưu trú.
Quốc tịch/Kết hôn
Q: Tôi muốn biết về thủ tục kết hôn tại Nhật giữa người Nhật và người nước ngoài.
A:
[ Cách thức kết hôn ]
Trong trường hợp người Nhật và người nước ngoài kết hôn tại Nhật thì sẽ theo cách thức của Nhật Bản – nơi đang cư trú. Phía người Nhật cần có bản sao hộ khẩu, còn phía người nước ngoài cần có những giấy tờ như: Hộ chiếu, “Giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn”. v.v.. Tùy theo người nước ngoài đó xuất thân là người nước nào mà các thủ tục cần thiết sẽ khác nhau nên phải tham khảo tại quầy hộ tịch tại Ủy ban hành chính nơi cư trú.
[ Xác lập hôn nhân ]
Kết hôn đã đăng ký tại Nhật Bản sẽ có hiệu lực tại Nhật Bản nhưng không hẳn là cuộc hôn nhân này cũng được công nhận là một cuộc kết hôn có hiệu lực tại quốc gia của người nước ngoài. Cần kiểm tra xác nhận tại Đại sứ quán, Lãnh sự quán của nước đó tại Nhật Bản.
[ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn ]
Đây là giấy trên đó cơ quan chính phủ của nước mà người nước ngoài xuất thân chứng minh việc người nước ngoài đó đủ điều kiện kết hôn theo quy định của luật pháp nước đó. Thông thường, giấy này do cơ quan ngoại giao của nước đó tại Nhật cấp. Trong trường hợp giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn được ghi bằng tiếng nước ngoài thì cần phải đính kèm bản dịch tiếng Nhật. Tùy thuộc vào mỗi Quốc gia , cũng có Quốc gia không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn .Trong trường hợp này phải nộp tài liệu thay thế khác.
Q: Tôi muốn biết thủ tục kết hôn tại Nhật giữa hai người nước ngoài với nhau.
A:
[ Cách thức của Nhật ]
Trong trường hợp hai người nước ngoài kết hôn thì tuân theo luật pháp của Nhật Bản – nơi mà họ kết hôn. Có thể đăng ký kết hôn tại Ban hộ tịch Ủy ban hành chính nơi cư trú. Trong trường hợp đó, cả hai đều phải xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn tại cơ quan ngoại giao của nước mình tại Nhật và đính kèm bản dịch tiếng Nhật. Nếu giấy đăng ký kết hôn này được thụ lý thì cuộc hôn nhân này được xác lập trên luật pháp của Nhật Bản, nhưng cuộc hôn nhân này cũng có hiệu lực tại đất nước mà hai người đó xuất thân hay không thì phải xác nhận với cơ quan ngoại giao của nước đó tại Nhật.
[ Cách thức của nước ngoài ]
Cả hai người nước ngoài cũng có thể đăng ký kết hôn bằng luật định của nước mình hoặc luật do nước của một trong hai người quy định. Tùy từng quốc gia, vì cũng có quốc gia không tiếp nhận đăng ký kết hôn tại Lãnh sự quán, trước đó nên vui lòng liên hệ các cơ quan có liên quan.
Q: Tôi muốn biết về thủ tục người Nhật kết hôn với người nước ngoài ở nước ngoài.
A: Thủ tục người Nhật kết hôn với người nước ngoài ở nước của đối tượng kết hôn hoặc nước thứ 3 thì có hai trường hợp như sau:
[ Đăng ký kết hôn tại nước của đối tượng kết hôn hoặc nơi tổ chức hôn lễ ]
Nộp Đơn đăng ký kết hôn theo thủ tục quy định tại nước của đối tượng kết hôn hoặc nơi tổ chức hôn lễ. Hai vợ chồng cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết được nơi đó quy định. Trong 3 tháng sau khi nộp Đơn đăng ký kết hôn xong, cần phải gửi Giấy chứng nhận kết hôn cho Lãnh sự quán Nhật Bản để thông báo cho Ủy ban hành chính của Nhật Bản; hoặc gửi Giấy chứng nhận kết hôn trực tiếp cho Ủy ban hành chính nơi cư trú. Trường hợp Giấy chứng nhận kết hôn là tiếng nước ngoài, cần phải dịch sang tiếng Nhật.
[ Đăng ký kết hôn tại Nhật ]
Nộp Đơn đăng ký kết hôn trực tiếp cho Ủy ban hành chính nơi cư trú tại Nhật. Các giấy tờ cần thiết giống như trường hợp người nước ngoài kết hôn với người Nhật tại Nhật.
[ Giấy chứng nhận đủ điều kiện kết hôn của người Nhật ]
Căn cứ vào Sổ hộ khẩu, Cục tư pháp tại nơi cư trú hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản ở nước ngoài có thể cấp Giấy chứng nhận độc thân.
Mọi thông tin chi tiết vui lòng tham khảo tại trang Website của Bộ tư pháp Nhật Bản.
Q: Chúng tôi là vợ chồng khác quốc tịch đã sống ở Nhật thời gian dài. Thủ tục ly hôn phải theo quy định của nước nào?
A:
[ Luật áp dụng ]
Vợ chồng khác quốc tịch thì không có quy định pháp luật chung, nên phải áp dụng theo hai trường hợp sau: (1) áp dụng theo quy định pháp luật của quốc gia mà vợ chồng đang cư trú, (2) nếu vợ chồng không cư trú cùng quốc gia thì áp dụng theo quy định pháp luật của nước thứ ba gần quốc gia cư trú của vợ chồng. Ở trường hợp (1), khi quốc gia vợ chồng đang cư trú là Nhật Bản thì sẽ áp dụng theo quy định pháp luật của Nhật Bản.
Chi tiết vui lòng liên hệ Lãnh sự quán nước ngoài tại Nhật Bản của nước mình.
Q: Sau khi ly hôn, tư cách lưu trú của người nước ngoài sẽ như thế nào?
A: Trường hợp người Vợ hoặc Chồng có tư cách lưu trú là “Lưu trú theo gia đình”, “Hoạt động đặc biệt”, “Vợ/Chồng của người Nhật”, “Vợ/chồng của người vĩnh trú”. v.v.. sau khi ly hôn hoặc sau khi Vợ/Chồng chết trong vòng 14 ngày phải trình báo với Cục quản lý xuất nhập cảnh.
[ Ly hôn với người Nhật ]
Khi ly hôn với người Nhật sẽ mất tư cách lưu trú “Vợ/Chồng của người Nhật”. Theo Thông tư của Cục xuất nhập cảnh năm 1996, có thể cấp tư cách lưu trú “Định cư” cho người nước ngoài đang nuôi dạy con ruột của người Nhật.
[ Ly hôn giữa Vợ/Chồng người nước ngoài ]
Người nước ngoài đang có tư cách lưu trú “Vợ/Chồng của người Vĩnh trú” (nếu là Vợ/Chồng là người Vĩnh trú), hoặc tư cách “Lưu trú theo gia đình”, sau khi ly hôn sẽ mất tư cách lưu trú đang có.
Người có tư cách lưu trú “Vợ/Chồng của người Nhật”, “Vợ/chồng của người vĩnh trú”, không thực hiện đúng tư cách lưu trú là người hôn phối trong thời gian trên 6 tháng nếu không có lý do chính đáng sẽ bị mất tư cách lưu trú đó.
Q: Tôi là người nước ngoài đang kết hôn với người Nhật. Tôi đang sống tại Nhật. Tôi muốn ly hôn. Tôi có thể đòi tiền bồi thường, phân chia tài sản hay không?
A: Về tiền bồi thường hoặc việc phân chia tài sản thì khi ly hôn nếu có thể thỏa luận với nhau và đưa ra quyết định được thì có thể soạn những nội dung đó thành văn bản và công chứng tại phòng công chứng.
[ Luật áp dụng ]
Nếu không quyết định sau khi thỏa thuận với nhau thì sẽ giải quyết theo pháp luật, nhưng vấn đề liên quan đến tiền bồi thường hoặc phân chia tài sản trong ly hôn thì luật áp dụng sẽ được áp dụng giống với việc ly hôn. Trường hợp ly hôn giữa vợ chồng gồm người Nhật có địa chỉ thường trú tại Nhật và một người nước ngoài thì quyết định pháp luật Nhật Bản, và có thể quyết định tiền bồi thường hoặc phân chia tài sản dựa vào việc hòa giải, xử án tại tòa án gia đình theo luật pháp của Nhật. Tiền bồi thường thay đổi tùy theo số năm kết hôn, nguyên nhân, khả năng chi trả của phía bên kia, v.v.. Phân chia tài sản thì sẽ phân chia những tài sản được hai vợ chồng gầy dựng sau khi kết hôn. Ngoài ra, kể từ ngày 1 tháng 4 năm 2007, có thể xin phân chia tiền hưu trí trong thời kỳ hôn nhân của người Vợ/Chồng.
Q: Quốc tịch, đăng ký khai sinh, họ của đứa con được sinh tại Nhật giữa một cặp vợ chồng gồm một người Nhật và một người nước ngoài sẽ như thế nào?
A:
[ Quốc tịch ]
Việc lấy quốc tịch cho đứa con được quyết định dựa trên 2 chế độ gồm: phương thức huyết thống và phương thức nơi sinh.Ở Nhật đang áp dụng phương thức huyết thống trong quan hệ với cả Bố và Mẹ, còn phương thức huyết thống cả hai Bố Mẹ là một bên Bố hoặc Mẹ có quốc tịch nước nào thì quốc tịch đó cũng được kế thừa cho đứa con. Cũng có trường hợp đứa trẻ sẽ mang cả hai quốc tịch theo Luật quốc tịch của bên Bố/Mẹ còn lại.
[ Đăng ký khai sinh ]
Trong trường hợp ra đời tại Nhật thì sẽ nộp giấy khai sinh trong vòng 14 ngày tính từ sau ngày sinh tại tòa hành chính địa phương. Trường hợp cũng lấy cả quốc tịch của người vợ/chồng người nước ngoài thì thông báo cho Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán nước đó tại Nhật. Đứa trẻ sẽ được làm thẻ cư dân do đã đăng ký khai sinh.
[ Họ ]
Do đã nhập hộ khẩu vào hộ khẩu của người Bố/Mẹ là người Nhật nên theo nguyên tắc đứa trẻ sẽ theo họ mà người Bố/Mẹ người Nhật đó. Cũng có thể đặt tên cho đứa trẻ theo người vợ/chồng người nước ngoài.
Q: Người nước ngoài sống ở Nhật muốn lập di chúc thì phải theo hình thức nào và phải tuân theo quy định pháp luật của nước nào?
A:
[ Hình thức di chúc ]
Nhật Bản có tham gia ký kếtHiệp ước về giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế được năm 1961 và đã ban hành Luật những quy tắc chung về áp dụng luật quy định hình thức di chúc. Di chúc muốn lập trên quy định của một trong các Luật định sau sẽ được công nhận hợp lệ:
- Luật nơi thực hiện nghĩa vụ (Lex loci solutionis).
- Luật của quốc gia của người lập di chúc khi lập di chúc hay khi chết.
- Luật của nơi người lập di chúc đăng ký hộ khẩu cư trú khi lập di chúc hay khi chết.
- Luật của nơi người lập di chúc có nơi cư trú thường xuyên khi lập di chúc hay khi chết.
- Luật của nơi có bất động sản đó nếu di chúc có liên quan đến bất động sản.
Người đang sống tại Nhật , cũng có thể làm bản di chúc theo luật pháp tại nơi đang sinh sống là Nhật Bản. Ở Nhật có các loại [Bản di chúc viết tay], [Bản di chúc có công chứng], [Bản di chúc bí mật] là phổ biến.Đối với Bản di chúc có công chứng thì được tiến hành ngay tại Phòng công chứng.
Từ ngày 10 tháng 7 năm 2020 đã ban hành luật về chế độ bảo quản bản di chúc tại Bộ Tư Pháp bắt đầu [luật bảo quản Bản di chúc tại Bộ Tư Pháp], trước thời điểm này phần lớn Bản di chúc được viết tay và được bảo quản tại gia đình.Từ đó phòng chống được những rủi ro về giả mạo hay làm mất Bản di chúc. Ngoài ra việc kê khai xác nhận của tòa án gia đình cũng trở nên không cần thiết , lệ phí cũng rẻ hơn so với việc soạn thảo Bản di chúc có công chứng cũng là một lợi điểm.
Q: Tôi là người nước ngoài cư trú lâu dài ở Nhật với gia đình và muốn đổi sang quốc tịch Nhật có được không? Thủ tục như thế nào? Có thể được tư vấn ở đâu?
A: Người nước ngoài khi đổi quốc tịch sẽ mang quốc tịch Nhật. Các điều kiện liên quan căn cứ vào Luật quốc tịch như sau:
[ Điều kiện cư trú ]
người nộp đơn phải sống tại Nhật liên tiếp trên 5 năm.
[ Điều kiện năng lực ]
trên 20 tuổi và có đủ năng lực pháp lý tại nước mình.
[ Điều kiện thái độ hành vi ]
phải có thái độ hành vi tốt.
[ Điều kiện kinh tế ]
người nộp đơn là người có thể tự nuôi sống bản thân bằng sức lao động (kỹ thuật) của mình, hoặc có được một cuộc sống ổn định do người vợ/chồng mang đến, tài sản do cha mẹ chu cấp.
[ Điều kiện từ bỏ quốc tịch hiện có ]
người nộp đơn phải là người không có quốc tịch hoặc khi lấy quốc tịch Nhật phải từ bỏ quốc tịch hiện có.
[ Điều kiện tư tưởng ]
người nộp đơn không được phép có những hoạt động hoặc gia nhập vào những đoàn thể, tổ chức có xu hướng bạo lực, âm mưu phá hoại chính phủ và Hiến pháp Nhật Bản.
(Điều kiện miễn giảm)
Người nộp đơn là người có liên quan mật thiết với Người Nhật là Vợ/Chồng của người Nhật hoặc có liên quan nhân thân với người Nhật, những người được sinh ra ở Nhật Bản .v.v.. sẽ được ưu tiên trong điều kiện được đổi quốc tịch.
Sau khi có quốc tịch Nhật, có thể đăng ký hộ khẩu mới.
Những thắc mắc về đổi quốc tịch Nhật vui lòng liên hệ quầy tư vấn tại Cục tư pháp.
Y tế/Phúc lợi
Q: Tôi muốn tham gia bảo hiểm sức khỏe quốc dân. Người nước ngoài có thể tham gia được không?
A:
[ Điều kiện tham gia bảo hiểm sức khỏe quốc dân ]
Người nước ngoài cũng có thể tham gia ngoại trừ những trường hợp dưới đây:
- Trường hợp đang tham gia bảo hiểm sức khỏe công cộng khác.
- Trường hợp đang nhận trợ cấp xã hội.
- Trường hợp không có quốc tịch Nhật Bản (Khoản 2 Điều 1 Quy tắc thi hành bảo hiểm sức khỏe quốc dân).
- Người không có tư cách lưu trú.
- Người không có phiếu công dân. (Người có thời hạn lưu trú dưới 3 tháng đi chăng nữa nhưng nếu là người có tư cách lưu trú là “Doanh nghiệp”, “Thực tập kỹ năng”, “người được bảo lãnh sang sống cùng gia đình”, “Hoạt động đặc biệt” và được cho phép ở lại Nhật trên 3 tháng thì theo tính khách quan, cũng có trường hợp được tham gia bảo hiểm.)
- Người có tư cách lưu trú “ Hoạt động đặc biệt” ở Nhật để được chữa trị y tế, hoặc ở Nhật với mục đích chăm sóc cho người được chữa trị y tế.
- Công dân của nước đã ký hiệp định bảo đảm an sinh xã hội trong đó bao gồm cả bảo hiểm y tế với Nhật Bản và có giấy chứng nhận tham gia bảo đảm xã hội từ chính phủ nước mình.
Tuy nhiên, trường hợp có tư cách lưu trú “Công vụ”, lưu trú ở nhật trên 3 tháng thì dù không làm phiếu công dân nhưng vẫn được tham gia bảo hiểm sức khỏe quốc dân.
Q: Phí bảo hiểm sức khỏe quốc dân đắt quá, tôi không trả nổi. Tôi phải làm thế nào?
A: Nếu không thể chi trả nổi phí bảo hiểm thì nên đến quầy phụ trách về bảo hiểm quốc dân ở tòa thị chính thành phố, quận, huyện, xã sớm để được tư vấn. Trường hợp nếu có lý do đặc biệt hoặc theo qui định, cũng có trường hợp được xin miễn giảm tiền bảo hiểm hay được trả góp tiền bảo hiểm
Q: Tôi đang cư trú dài hạn ở Nhật, trường hợp trong thời gian về nước thăm gia đình, tôi bị bệnh thì có được sử dụng Bảo hiểm sức khỏe quốc dân để trả tiền khám chữa bệnh không?
A: Có thể sử dụng Bảo hiểm sức khỏe quốc dân để thanh toán lại tiền điều trị bệnh ở nước ngoài. Tuy nhiên, những trường hợp sau đây sẽ không được chi trả:
- Nội dung điều trị không được áp dụng khám chữa bệnh trong nước Nhật Bản
- Trường hợp ra nước ngoài với mục đích chữa bệnh
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ Quầy dịch vụ bảo hiểm sức khỏe quốc dân ở khu vực đang cư trú.
Q: Tôi đang lo không biết liệu tôi có bị nhiễm AIDS hay không. Tôi có thể kiểm tra ở đâu?
A: Thông thường mất từ 6 đến 8 tuần để hình thành kháng thể virus HIV – nguồn nhiễm AIDS nên phải kiểm tra ít nhất là từ sau 3 tháng tính từ thời điểm có khả năng nhiễm AIDS. Có thể được kiểm tra miễn phí bằng hình thức đăng ký khám vô danh tại các trung tâm y tế. Kết quả kiểm tra sẽ được thông báo khoảng 1 tuần sau đó.
Ngoài ra, cũng có những nơi kiểm tra AIDS miễn phí :
- Group bệnh truyền nhiễm phòng đối sách y tế phủ Osaka: 06-6944-9156
- chotCAST Bệnh viện Suma-to ifu: 06-4708-5035
Q: Tôi nghi ngờ mình bị chứng trầm cảm. Tôi muốn đến khám ở khoa thần kinh có được không?
A: Trường hợp muốn chữa trị tại các cơ sở y tế vì bị rối loạn tinh thần do chưa quen cuộc sống ở Nhật Bản hoặc vì những nguyên nhân khác, Anh/Chị có thể liên hệ để được tư vấn tại các sơ sở sau (chỉ bằng tiếng Nhật):
- Các cơ sở y tế gần nhất (cơ sở y tế cả khu vực đang cư trú)
- Trung tâm trị liệu tâm lý tổng hợp Phủ Osaka
- Trung tâm trị liệu tâm lýThành phố Osaka
- Trung tâm trị liệu tâm lý Thành phốSakai
- Website thông tin y tế dành cho người nước ngoài của Phủ Osaka cũng có thể tra cứu thông tin.
Q: Vì thuốc tôi thường uống ở nước tôi không mua được ở Nhật, nên tôi muốn gửi thuốc từ nước tôi sang. Có điều gì cần chú ý không?
A: Trường hợp tự nhập dược phẩm với mục đích sử dụng cho cá nhân, thì có trường hợp cần đến các thủ tục liên quan. Chi tiết vui lòng trao đổi với Sở y tế lao động và phúc lợi Sở phúc lợi xã hội khu vực Kinki-Bộ lao động và phúc lợi xã hội: 06-6942-2241 (Số điện thoại tổng đài).
Q: Những nước nào có các Hiệp định bảo hiểm xã hội với Nhật Bản?
A: Nhằm tránh việc tham gia trùng 2 loại Bảo hiểm lương hưu và với mục đính cộng gộp thời gian tham gia Bảo hiểm hưu trí, Nhật Bản ký kết Hiệp định bảo hiểm xã hội với một số quốc gia khác. Nội dung của Hiệp địnhkhác nhau tùy theo từng quốc gia. Những thông tin mới nhất vui lòng tham khảo trên trang Website của Bộ lao động và phúc lợi xã hội.
Q: Tôi muốn đi làm nên muốn gửi con vào nhà trẻ.
A: Nhà trẻ ở Nhật Bản là cơ sở phúc lợi xã hội dành cho trẻ em, thuộc sự quản lý của Bộ lao động và phúc lợi xã hội Nhật Bản. Nhà trẻ là cơ sở chăm sóc, giữ trẻ trong thời gian dài với những trường hợp phụ huynh không thể giữtrẻ tại gia vì phải đi làm hay những lý do khác. Nhà trẻ nhận giữ trẻ độ tuổi dưới 1 tuổi đến 6 tuổi trước khi vào Cấp 1. Hình thức hoạt động của nhà trẻ hiện tại được chia làm hai loại chính như sau:
- Nhà trẻ được cơ quan hành chính công nhận: là nhà trẻ đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quy định của Luật phúc lợi trẻ em và được cơ quan hành chínhcông nhận. Học phí của nhà trẻ này sẽ khác nhau tùy theo độ tuổi của trẻ, nơi cư trú và thu nhập của phụ huynh.
- Nhà trẻ không được cơ quan hành chính công nhận: là chỉ những nơi giữ trẻ, những Baby Hotel (tạm dịch: khách sạn cho trẻ em) không được cơ quan hành chính công nhận. Mỗi cơ sở nhà trẻ sẽ có học phí khác nhau.
Khi vào nhập học những nhà trẻ được cơ quan hành chính công nhận như điều (1) thì cần có lý do không thể giữ trẻ tại gia vì phụ huynh phải đilàm (hoặc sẽ đi làm) hoặc những lý do khác. Đăng ký xin nhập học tại bộ phận phụ trách của Thành phố (Quận). Trường hợp muốn gửi trẻ tại các cơ sở nhà trẻ không được cơ quan hành chính công nhận như điều (2), vui lòng liên hệ đăng ký trực tiếp nhà trẻ đó.
Q: Trường hợp mẹ là người nước ngoài đã ly hôn với chồng. Hiện đang nuôi con tại Nhật nhưng cuộc sống quá khó khăn. Muốn được hỗ trợ.
A: Nếu sau khi ly hôn, bạn vẫn đang nuôi con ruột của người Nhật thì có nhiều khả năng bạn được cấp tư cách lưu trú “Người định cư”. Nếu như thế thì từ phúc lợi mẹ-con, sẽ hỗ trợ cho bạn về mặt đời sống.
- Trợ cấp trẻ em (Không giới hạn gia đình mẹ đơn thân):
Những người có tư cách nhận trợ cấp trẻ em là người đang nuôi con, đều là đối tượng được được nhận trợ cấp, nếu là người nước ngoài thì phải có đăng ký cư trú tại Nhật. Việc nhận trợ cấp có giới hạn tùy theo thu nhập. Nơi xin: Ban phụ trách trợ cấp trẻ em của tòa hành chính thành phố, huyện, xã. - Phụ cấp nuôi dưỡng trẻ em:
Phụ cấp nuôi dưỡng trẻ em, là bố hay mẹ đang phải nuôi dưỡng trẻ từ 18 tuổi trở xuống đến ngày 31 tháng 3 đầu tiên (trường hợp bị khuyết tật thì là trẻ em dưới 20 tuổi), người đang nuôi dưỡng trẻ em thay bố mẹ của trẻ (phải đang sống chung , giám hộ và sống cùng nuôi trẻ) có thể được chu cấp. Việc nhận trợ cấp có giới hạn tùy theo thu nhập. Để biết thêm thông tin, xin vui lòng tham khảo các web của phủ Osaka và Phòng Phúc lợi.
Nơi xin: Ban phụ trách trợ cấp trẻ em của tòa hành chính thành phố, huyện, xã nơi mình sinh sống.
Ngoài những chế đó nếu muốn biết thêm thông tin, xin vui lòng tham khảo “thông tin về gia đình mẹ đơn thân” do phòng phúc lợi phủ osaka cung cấp.
Q: Người nước ngoài đang sống hoặc đang lưu trú tại Nhật có là đối tượng được nhận trợ cấp xã hội không?
A: Luật trợ cấp xã hội, đối tượng được trợ cấp xã hội là công dân Nhật nên không thể áp dụng cho người không có quốc tịch Nhật (dưới đây gọi là “Người nước ngoài”). Tuy nhiên, có thể áp dụng cho người nước ngoài đang lưu trú tại Nhật, đang gặp khó khăn về đời sống, nếu đáp ứng đủ những điều kiện nhất định dựa trên việc áp dụng với những sửa đổi của Luật trợ cấp xã hội về. Nếu muốn biết thêm chi tiết xin liên hệ phòng phúc lợi tòa thị chính thành.
Lao động/Công việc
Q: Người nước ngoài muốn tìm việc làm ở Nhật. Nên tìm việc như thế nào thì được?
A: Người nước ngoài ở Nhật có thể sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm của các Trung tâm giới thiệu việc làm của cơ quan nhà nước như:
★Các Trung tâm giới thiệu việc làm có thông dịch viên người nước ngoài ở Phủ Osaka:
- Trung tâm giới thiệu việc làm cho người nước ngoài Osaka
Địa chỉ: Osaka-Shi, Kita-ku, Kakuta-cho, tầng 16 tòa nhà Hankyu Grand Building.
Điện thoại: 06-7709-9465 - Trung tâm giới thiệu việc làm Hello Work Sakai
Địa chỉ: Sakai-shi, Sakai-ku, Mikunigaoka, Miyuki-dori 59, Sakai-higashi Eki-mae Cho-sha
Điện thoại: 072-238-8301
Q: Đang làm việc theo dạng công việc bán thời gian. Vì trường học của con có các hoạt động trong trường, nên tôi nói với cấp trên là muốn được nghỉ phép nhưng bị nói là người làm việc bán thời gian thì không có nghỉ phép. Theo luật ở Nhật thì có phải là như vậy không?
A: Người sử dụng lao động bắt buộc phải cấp ngày phép cho người lao động đã làm việc trong một khoảng thời gian nhất định tùy thuộc vào số tháng làm việc. Ngày phép là quyền lợi của người lao động đã đi làm hơn 80% số ngày đã được quyết định và làm việc 6 tháng liên tục. Không chỉ nhân viên chính thức mà những người làm việc bán thời gian, người làm thêm cũng được áp dụng điều khoản này. số ngày phép được cấp tùy thuộc vào (số ngày) hay (số giờ) làm việc trong đơn vị 1 tuần. Ngoài ra ngày nghỉ phép có thể được nghỉ với bất kì lý do gì, bằng cách chỉ định ngày nghỉ mà người lao động muốn xin nghỉ trước một hôm. Đối với người sử dụng lao động trong trường hợp chấp thuận cho nghỉ phép nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến tiến trình làm việc thông thường thì có thể đề nghị người lao động thay đổi ngày nghỉ phép sang ngày khác. nhưng nếu với lý do đơn giản là [bởi vì tôi bận] thì có thể không được chấp thuận.
Q: Đột nhiên bị nói là từ tháng sau sẽ giảm lương. Có cần phải tuân theo không?
A: Những điều khoản như tiền lương hay thời gian làm việc. v.v.. là những mục đã được ký kết trên cương vị bình đẵng giữa người lao động và người sử dụng lao động trong hợp đồng lao động, theo nguyên tắc dựa trên Hiệp ước lao động được quyết định bởi Hiệp hội người lao động và người sử dụng lao động. Tuy vậy những điều khoản này cũng có thể thay đổi trong những trường hợp đặc biệt ,nhưng cần phải có sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động .Do vậy nếu không có sự đồng ý của người lao động thì người sử dụng lao động cũng không được tự quyền quyết định giảm tiền lương. Người sử dụng lao động cần phải giải thích lý do là tai sao giảm tiền lương một cách hợp lý cho người lao động hiểu, để họ đồng ý chấp nhận.
Q: Nơi Tôi làm việc không trả tiền lương cho Tôi. Tôi phải làm thế nào?
A: Tiền lương phải được quy định trả toàn bộ trực tiếp cho người lao động bằng tiền từ một lần trở lên vào một thời hạn nhất định hàng tháng. Việc doanh nghiệp không trả tiền lương, Bạn có thể tư vấn tại Phòng giám sát tiêu chuẩn lao động tại nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Và nếu liên hệ hẹn giờ trước tại Văn phòng lao động tổng hợp Phủ Osaka, Bạn có thể được tư vấn bằng tiếng Anh hoặc tiếng Trung Quốc.
Trong trường hợp công ty bị phá sản không thể trả tiền lương, thì cũng có trường hợp người lao động có thể được bảo hộ việc chi trả tiền công dựa trên “Chế độ trả thay tiền lương chưa được thanh toán” của chính phủ căn cứ trên pháp luật liên quan đến việc bảo đảm việc chi trả tiền công.
Các vấn đề liên quan đến chế độ trả thay tiền lương chưa được thanh toán vui lòng liên hệ Ban giám sát tiêu chuẩn lao động.
Q: Tôi được tuyển vào công ty với hợp đồng 1 năm, nhưng tôi vì điều kiện cá nhân vừa mới nộp đơn xin nghỉ việc giữa chừng.Nhưng công ty thông báo đó là vi phạm hợp đồng nên bị trừ một phần tiền lương và chỉ được trả một phần tiền lương còn lại. Tôi không đồng ý.
A: Trường hợp Hợp đồng lao động có thời hạn, nếu không có lý do bất khả kháng thì theo quy định không được thôi việc trước thời hạn hợp đồng. Khi thôi việc trước thời hạn, người lao động phải giải thích lý do và được chủ sử dụng lao động đồng ý. Về việc thanh toán tiền lương thì theo nguyên tắc [không làm việc thì không trả lương], do đó thời gian không làm việc thì cũng không được trả lương. Tuy nhiên, Luật lao động tiêu chuẩn có quy định “không được quy định tiền vi phạm hợp đồng hay ghi trước chi phí đền bù thiệt hại khi không thực hiện hợp đồng lao động”. Cho nên, Nếu hợp đồng lao động trên có những câu từ như trên thì hợp đồng lao động đó đã vi phạm pháp luật. Chi tiết vui lòng tham khảo thông tin tại Quầy hỗ trợ người lao động nước ngoài.
Q: Đang làm việc tại nhà máy. Chúng tôi 4 đồng nghiệp đến từ một quốc gia cùng làm việc với một tổ trưởng người Nhật .Ngày hôm nay bị tổ trưởng nói “Hãy thôi việc đi”. Nếu bị nói như vậy thì tôi có phải thôi việc như dã bị nói không?
A: Khi thôi việc thì có những trường hợp như sau (1) Trường hợp tự mình quyết định muốn nghỉ việc (thôi việc) nói với người sử dụng lao động. (2) Trường hợp bị người sử dụng lao động nói [Hãy thôi việc đi] (bị đuổi việc hoặc là khuyến khích thôi việc) (3) Trường hợp người sử dụng lao động quyết định cho thôi việc (bị kỷ luật buộc phải thôi việc)… bạn hãy thử xem lại mình thuộc vào trường hợp nào .
- Nếu [Hãy thôi việc đi] là một lời nói nữa đùa nữa thật của cấp trên ,thì khả năng mà người sử dụng lao động quyết định theo phương châm chính thức cho nghỉ việc là khả năng thấp. Do đó khi bị nói [Hãy thôi việc đi] thì bạn không cần thiết phải tuân theo lời nói đó.
- Nếu do bạn mắc phải sai lầm liên tục trong khi làm việc, bị cấp trên nói [Hãy thôi việc đi], thì chủ trương chính của người sử dụng lao động với câu nói [Hãy thôi việc đi] là có khả năng bị cho thôi việc.
- Chủ trương của người sử dụng lao động trong trường hợp này là khuyến khích người lao động hãy thôi việc, được gọi là “khuyến khích thôi việc”. Khuyến khích thôi việc là tình trạng người sử dụng lao động yêu cầu muốn người lao động thôi việc, cho nên thôi việc hay là không còn tùy thuộc vào sự quyết định của người lao động. Theo nguyên tắc, nếu người lao động không chấp nhận thôi việc thì người sử dụng lao động cũng không thể đơn phương chấm dứt hợp đồng tuyển dụng.
Q: Đang làm việc theo dạng thực tập sinh kỹ năng.Tháng 1 hầu như là làm việc từ 9 giờ sáng đến 8 giờ tối .Tháng 2 không bận rộn lắm cho nên, ngày thường làm việc từ 9 giờ sáng , xong lúc 6 giờ tối. Nhưng tiền lương tháng 1 và tháng 2 đều giống nhau .Như vậy là tôi không nhận được tiền làm thêm ngoài giờ đúng không?
A: Thời gian làm việc được sếp theo chỉ thị của người sử dụng lao động, trừ đi thời gian nghỉ giải lao thì theo quy định của pháp luật 1 tuần 40 tiếng, 1 ngày làm việc 8 tiếng. Nếu làm việc vượt quá thời gian qui định thì được tính tiền làm thêm ngoài giờ (tiền chi trả làm thêm). Ngoài ra người sử dụng lao động còn phải cấp cho người lao động 1 tuần 1 ngày hoặc 4 tuần 4 ngày được nghỉ theo qui định “ngày nghỉ theo pháp luật”. Ngày nghỉ đó nếu đi làm thì nhận được tiền làm thêm ngoài giờ. Theo luật pháp tỷ lệ phần trăm số tiền chi trả làm thêm ngoài giờ được quy định tiêu chuẩn thấp nhất. Những điều này cũng áp dụngi như nhau cho thực tập sinh kỹ năng. Tuy nhiên đối với ngành nông nghiệp, ngành chăn nuôi, ngành thủy sản thì không được áp dụng những quy chế như trên nên cần phải chú ý cẩn thận.
Q: Tôi là người lao động nước ngoài bị quấy rối tình dục ở nơi làm việc. Tôi cảm thấy rất khó chịu khi bị cấp trên người Nhật buông những lời dung tục với Tôi. Có thể giải quyết việc này như thế nào?
A: Theo điều 11 Luật bình đẳng nam nữ trong lao động, Chủ doanh nghiệp phải có biện pháp cần thiết trong quản lý lao động nhằm hỗ trợ người lao động khi bị quấy rối hay gặp bất lợi bởi lời nói, hành động quấy rối tình dục cũng như ngăn chặn lời nói, hành động quấy rối tình dục trong môi trường làm việc của người lao động. Người lao động khi bị quấy rối tình dục ở nơi làm việc có thể trình báo và yêu cầu hỗ trợ với Chủ doanh nghiệp hoặc trình báo cho Công đoàn công ty nếu có. Tại Văn phòng lao động tổng hợp Phủ Osaka có đường dây nóng hỗ trợ quấy rối tình dục (số điện thoại 06-6964-2601 chuyên hỗ trợ những trường hợp bị quấy rối tình dục).
Q: Nơi tôi làm việc bị phá sản. Tôi bị mất nguồn thu nhập. Tôi có được nhận phụ cấp thất nghiệp không?
A: Phụ cấp thất nghiệp trong bảo hiểm lao động là phụ cấp được chi trả trong trường hợp người được bảo hiểm phải nghỉ việc vì những lý do như: bị phá sản, bị sa thải, lý do cá nhân, về hưu, v.v.. và trong trường hợp vẫn còn ý định và năng lực làm việc nhưng lại không thể làm việc. Phụ cấp thất nghiệp có mục đích hỗ trợ người lao động có thể ổn định sinh hoạt trong một khoảng thời gian nhất định, cho đến khi có thể tìm được công việc mới càng sớm càng tốt. Đối tượng được bảo hiểm này là người lao động bị bắt buộc phải nghỉ việc do công ty phá sản hoặc bị cho thôi việc. v.v.. được gọi là người được nhận bảo hiểm đặc biệt. Người được nhận bảo hiểm đặc biệt và người nghỉ việc vì lý do đặc biệt (người nghỉ việc do hết hạn hợp đồng lao động thời vụ nhưng không được gia hạn hợp đồng, hoặc người nghỉ việc có lý do chính đáng) có thể được nhận bảo hiểm thất nghiệp nếu tổng số tháng tham gia bảo hiểm lao động tổng cộng 6 tháng trở lên, được tính từ 1 năm trước ngày nghỉ việc và số ngày cơ bản nhận tiền lương trong tháng tham gia bảo hiểm thất nghiệp trên 11 ngày. Làm thủ tục nhận bảo hiểm thất nghiệp tại Trung tâm giới thiệu việc làm Hello-Work.
Q: Làm công việc như làm thêm giờ thì có được tham gia Bảo hiểm xã hội không?
A: Người làm công việc bán thời gian, làm thêm giờ để được tham gia vào Bảo hiểm xã hội thì cần phải hội đủ các điều kiện sau đây:
- Số giờ làm việc cố định trong 1tuần và số giờ làm việc cố định trong 1tháng bằng ¾ của nhân viên bình thường trở lên giống như nhân viên văn phòng hay giống như nhân viên chính thức đảm nhận công việc.
- Không đủ điều kiện ở mục 1 nhưng phù hợp tất cả những điều kiện sau đối với những người làm việc trong một khoảng thời gian ngắn:
- Thời gian làm việc trong 1tuần từ 20tiếng trở lên
- Thời hạn làm việc trên 1năm hoặc là dự định như vậy
- Tiền lương hàng tháng từ 88,000yên trở lên
- Không phải là học sinh
- Làm việc tại những cơ sở có nhiều hơn 501công nhân
Q: Lúc bị bệnh không thể tiếp tục làm việc, không được nhận lương trong khoảng thời gia nghỉ việc cho nên gặp khó khăn.
A: Điều trị do bị bệnh hay bị thương không phải do nguyên nhân từ làm việc, trong trường hợp buộc phải nghỉ làm việc (có hưởng trợ cấp) sẽ được Bảo hiểm sức khỏe chi trả. Điều trị do bị bệnh hay bị thương , từ ngày nghỉ làm việc cho đến ngày thứ 3 sau đó (thời gian chờ đợi), từ ngày thứ 4 trở đi nếu không thể quay trở lại làm việc được thì sẽ được chi trả. Thời gian chờ đợi này thì có thể sử dụng những ngày nghỉ hợp pháp như ngày nghỉ phép, ngày nghỉ lễ thứ 7 chủ nhật. Mức tiền trợ cấp tối thiểu được tính là 2/3 (số ngày hưởng trợ cấp) của trung bình số tiền công định mức hàng tháng trong 30ngày của 12tháng trước ngày bắt đầu hưởng trợ cấp.
Vụ án/Sự cố
Q: Tôi là người bị nạn trong tai nạn giao thông và đang phải nằm viện. Tôi có thể yêu cầu bồi thường những loại thiệt hại nào?
A: Những thiệt hại này được chi trả từ Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại xe ô tô (bảo hiểm trách nhiệm bồi thường) hoặc bảo hiểm tự nguyện mà người gây hại đang tham gia. Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại xe ô tô chỉ được áp dụng cho những tai nạn gây thiệt hại về thân thể. Bảo hiểm này bị giới hạn về mức bồi thường (Ví dụ: trong trường hợp bị thương tích thì mỗi một người bị thiệt hại được bồi thường 1.200.000 yên) nên nếu số tiền vượt quá mức quy định này sẽ được bồi thường bổ sung bằng Bảo hiểm tự nguyện.
Trong trường hợp không biết rõ người gây tai nạn là ai hoặc trường hợp người gây tai nạn không tham gia Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại xe ô tô và không có khả năng bồi thường, thì có thể sử dụng “Chế độ bảo hộ của chính phủ” và nhận bồi thường với mức tương đồng với bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại xe ô tô. Nếu có thắc mắc trong việc yêu cầu công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại thì có thể được tư vấn tại phòng tư vấn tai nạn giao thông. Về mặt nguyên tắc, tư vấn chỉ được thực hiện bằng tiếng Nhật, nên có thể nhờ người thông dịch đi cùng thì tốt hơn.
Ngoài ra tại văn phòng tư vấn luật pháp cho người nước ngoài của Hội luật sư Osaka, trong trường hợp luật sư chịu trách nhiệm xử lý tai nạn giao thông, với trong khuôn khổ tư vấn cho người nước ngoài thì có thể thảo luận nhờ người phiên dịch (chi phí phiên dịch: miễn phí).
để biết thêm chi tiết về tư vấn pháp luật cho người nước ngoài xin vui lòng xác nhận theo hướng dẫn của các danh mục dưới đây.
- Tư vấn tai nạn giao thông do Hội Luật sư thực hiện
- Tư vấn pháp luật cho người nước ngoài Hội luật sư
- Trung tâm tư vấn yêu cầu bảo hiểm xe ô tô
- Trung tâm xử lý tranh chấp do tai nạn giao thông
Q: Gây ra tai nạn bằng xe đạp, làm đối phương bị thương, phải chịu trách nhiệm như thế nào?
A: Theo luật giao thông đường bộ xe đạp là một phương tiện di chuyển. Gây ra tai nạn bằng xe đạp cũng cần thiết phải trình báo với cảnh sát.
Trong trường hợp gây ra tai nạn làm đối phương bị thương hoặc hư hỏng đồ vật thì phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất dân sự. Ngoài ra tùy thuộc vào mức độ sai phạm mà phải chịu trách nhiệm hình sự hay không. Cần phải chuẩn bị cho trường hợp bị yêu cầu về trách nhiệm đền bù tổn thất như chi phí điều trị, bồi thường do nghỉ làm việc, chi phí cho sự thông cảm bỏ qua. Tại Phủ Osaka quy định về bổn phận trách nhiệm của người tham gia Bảo hiểm xe đạp.
Q: Khi mua xe đạp, từ cửa hàng có khuyến khích đăng kí chống trộm, có cần thiết phải đăng kí không?
A: Theo luật pháp liên quan đến việc thúc đẩy toàn diện các biện pháp đậu xe đạp đúng nơi qui định và và sử dụng xe đạp một cách an toàn. Người sử dụng xe đạp cần phải đăng ký chống trộm cho chiếc xe đạp đó theo qui định. Do đó cửa hàng bán xe đạp khuyến khích người mua phải đăng kí phòng chống trộm.
Đăng ký phòng chống trộm được sử dụng hữu ích, ngăn chặn các hành vi trộm cắp xe đạp, và phục hồi nhanh chóng được tìm thấy khi bị mất cắp xe đạp. Ngoài ra việc đăng ký để nhận lại xe đạp khi bị tịch thu do để xe đạp ở những nơi mà không cho phép để xe.
Q: Chồng tôi là người nước ngoài đã bị cảnh sát bắt giữ do gây thương tích cho người khác. Tôi có thể đi thăm chồng tôi được hay không? Việc hỏi cung từ nay trở đi sẽ như thế nào?
A: Nếu bị bắt, sẽ bị giữ tại đồn cảnh sát với thời gian tối đa là 72 tiếng. Nếu đã có quyết định bị tạm giam thì sẽ bị giam tối đa là 20 ngày. Trong thời gian tạm giam, kiểm sát viên sẽ quyết định việc có khởi tố hay không. Cũng trong thời gian đó, nhân viên cảnh sát và viện kiểm sát sẽ tiến hành hỏi cung và lập biên bản hỏi cung. Nếu có quyết định khởi tố chính thức thì về mặt nguyên tắc, người đó sẽ bị giam cho đến khi bắt đầu xét xử. Trường hợp không phải là luật sư thì nếu không bị cấm gặp mặt thì có thể đi thăm nhưng cũng có trường hợp được bố trí người giám sát hoặc bị giới hạn thời gian gặp mặt.
[ Chế độ cử luật sư phụ trách ]
Khi bị cảnh sát bắt·giam giữ, hoặc vụ án vẫn chưa bị khởi tố. Người bị tình nghi được yêu cầu tiến cử luật sư đến miễn phí duy nhất một lần. Có thể nhờ luật sư giải thích quá trình xử lý sau khi bị bắt giữ, quyền lợi của người bị tình nghi, việc liên lạc với gia đình, v.v.. Gia đình, người quen, bản thân người bị bắt giữ có thể trực tiếp nhờ luật sư được cử đến.
- Thông tin liên lạc của Hiệp hội Luật sư Nhật Bản: 06-6363-0080
Q: Từ cơ quan hành chính nước ngoài yêu cầu phải làm giấy chứng nhận không phạm tội. Tôi có thể xin được ở đâu?
A: Đó là “Giấy chứng nhận xuất cảnh”. hay còn gọi là “Giấy chứng nhận lý lịch không phạm tội”. Nếu Anh/Chị đang đăng ký thường trú trong Phủ Osaka hoặc hiện tại đang đăng ký thường trú tại nước ngoài, nhưng nếu đăng ký lần cuối ở Phủ Osaka thì có thể đến xin cấp giấy chứng nhận này tại Bộ phận quản lý xuất cảnh nước ngoài – Phòng xác minh – Tổng cục cảnh sát Phủ Osaka (Số điện thoại 06-6943-1234). Giấy chứng nhận cấp không mất phí. Vui lòng mang theo Hộ chiếu (Passport), các giấy tờ xác minh cần thiết khác khi cấp Giấy chứng nhận không phạm tội (giấy tờ được cơ quan hành chính yêu cầu xuất trình). Ngoài ra tự bản thân đến xin, không được ủy nhiệm.
Q: Tôi là phụ nữ nước ngoài đang chịu bạo lực của chồng tôi. Tôi nên làm thế nào để yêu cầu sự giúp đỡ?
A: A Căn cứ trên “Luật phòng chống bạo lực từ người vợ/chồng và bảo vệ người bị hại” (Luật phòng chống DV (domestic violence = bạo lực gia đình)), trong trường hợp người Vợ/Chồng bị bạo lực về mặt thân thể hoặc những ngôn ngữ, hành vi gây ảnh hưởng có hại đến tinh thần, thân thể từ người Chồng/Vợ. Trường hợp người bị hại là người nước ngoài thì cũng có thể áp dụng luật này. Mặt khác những người có liên quan đến hôn nhân cùa Vợ/Chồng hoặc những người có hoàn cảnh giống như là hôn nhân thật sự, ngoài ra còn bao gồm cả những mối quan hệ như vợ chồng không đăng kí hôn thú.
Trong trường hợp bị bạo lực trong thời gian hôn nhân, hay bạo lực tiếp diễn sau khi kết thúc hôn nhân hoăc quan hệ vợ chồng không hôn thú thì đó là đối tượng để áp dụng điệu luật này, Nhằm phòng chống những tổn thất về tinh thần và thể chất của người bị hại, theo yêu cầu của người bị hại, đối với Vợ/Chồng bị gây hai thì tòa án sẽ cấm người gây hại đến gần, cũng có khi ban hành biện pháp cưỡng bức đi ra khỏi nhà (bảo vệ tính mạng).
Trong trường hợp bị bạo lực gia đình thì Bạn có thể liên lạc các trung tâm tư vấn sau, có thể thảo luận với cảnh sát. Trung tâm tư vấn dành cho phụ nữ Phủ Osaka OFIX và cộng tác, và cũng có thể đăng ký tư vấn bằng tiếng nước ngoài.
Q: Tôi bị người đồng nghiệp có hành vi đi theo quấy rối, tôi có thề tư vấn ở đâu?
A: Mục đích là do người có cảm tình yêu thương đối với bạn,hoặc có thiện cảm cảm đối với bạn, nhưng tình cảm đó không được đáp trả lại đầy đủ nãy sinh thù hận. Việc theo dõi giám sát bạn hoặc người thân thuộc với bạn, chẵng hạn như lấy thông tin vị trí mà không được sự đồng ý của bạn, hành vi giám sát và theo dõi đó đã được quy định theo [luật qui định hành vi quấy rối].
Khi bị quấy rốI có cảm giác bất an hãy thảo luận với cảnh sát. Tùy thuộc vào thông báo của người đến thảo luận, thì cảnh sát có thề khuyến cáo hoặc cấm những hành vi quấy rối đến người gây rối. Sử dụng luật quy định hành vi quấy rối hay những sắc lệnh liên quan nhằm bảo vệ cho người bị hại hoặc ngăn ngừa hành vi quấy rối, bắt giữ người gây rối.
Trung tâm tư vấn dành cho phụ nữ Phủ Osaka cũng có tư vấn cho người bị quấy rối.
- Sờ cảnh sát Osaka-stalker (quấy rối) Số 110: 06-6937-2110
- Trung tâm tư vấn dành cho phụ nữ Phủ Osaka: 06-6949-6181
Giáo dục
Q: Con tôi là học sinh lớp 5 dự định sang Nhật và sống chung với tôi. Liên quan đến trường học, có những lựa chọn như thế nào?
A: đối với trẻ em có quốc tịch nước ngoài có thể lựa chọn trường để nhập học như : trường công lập, trường tư lập, trường quốc tế, trường dành cho các dân tộc.
Trong trường hợp muốn [ chuyển tiếp sang trường công lập ], xin đến tư vấn tại Ban giáo dục của Ủy ban giáo dục ở tòa hành chính thành phố, huyện, xã–nơi đã đăng ký thường trú–và xin “Bản hướng dẫn nhập học” và “Giấy cho phép chuyển trường”. Sau đó, hãy trực tiếp đến trường vào ngày đã được chỉ định.
Trong trường hợp muốn [ chuyển tiếp sang trường tư lập ], do việc tiếp nhận thay đổi tùy từng trường nên hãy trực tiếp hỏi trường mà mình muốn theo học.
Tại các [ trường dành cho người nước ngoài ], giờ học được tiến hành bằng tiếng anh, tiếng mẹ đẻ của học sinh. Cũng có những trường được pháp nhân hoá thành tập đoàn trường, cũng có những trường không được chứng nhận. Các trường học thông thường đều được phân loại theo trường học. Trường hợp muốn chuyển tiếp vào những trường này, hãy trực tiếp hỏi các trường xem có còn tiếp nhận học sinh hay không.
Q: Con tôi hoàn toàn không biết tiếng Nhật phải chuyển trường từ Trường trung học của nước Tôi sang trường Trung học công lập của Nhật. Có chế độ hỗ trợ nào không?
A: Ở các Trường tiểu học và Trung học trong Phủ Osaka, việc giảng dạy tiếng Nhật được giáo viên tại trường thực hiện và tùy trường hợp sẽ phái cử thông dịch viên, nhân viên trợ giảng đến hỗ trợ. Trong những buổi họp phụ huynh, nếu phụ huynh không biết tiếng Nhật có thể nhờ thông dịch viên hỗ trợ. Mọi chi tiết vui lòng hỏi giáo viên tại trường đang học. Vui lòng tham khảo thông tin trên Website thôngtin hỗ trợ đa ngôn ngữ cho học sinh trong sinh hoạt học đường.
Q: Trẻ em đi học tại trường tiểu học công lập được miễn phí giảng dạy nhưng phải chi trả tiền cho các dụng cụ học tập. Nếu như không có khả năng chi trả.
A: Đối với người giám hộ cho học sinh tuổi thiếu nhi vì những lý do về kinh tế gặp khó khăn khi nhập học vào trường tiểu học, phổ thông cơ sở. Để thực hiện giáo dục bắt buộc thì có chế độ hổ trợ cho việc nhập học .Hổ trợ Sách giáo khoa, chi phí hoạt động ngoại khóa, chi phí du lịch học tập , chi phí thức ăn tại trường. Vui lòng trao đổi với nhân viên của trường có ý định xin nhập học hoặc Ủy Ban Giáo Dục.
Q: Đối với trẻ mang quốc tịch nước ngoài, khi mới đến Nhật hoàn toàn chưa biết tiếng Nhật, thì có thể xin vào học tại trường trung học phổ thông công lập hay không? và có phải dự thi giống học sinh người Nhật không?
A: Để vào học tại các trường trung học phổ thông công lập, cần phải tiến hành thủ tục nhất định. Trường hợp khoa phổ thông phải dự kỳ thi nhập học giống như học sinh người Nhật nhưng Phủ Osaka có “xem xét” đặc biệt đối với những học sinh dự thi không giỏi tiếng Nhật. Việc “xem xét” trong kỳ thi nhập học vào các trường trung học phổ thông công lập của Ủy ban giáo dục Phủ Osaka, về nguyên tắc, xem những học sinh đã chuyển tiếp vào học kể từ lớp 1 trở về sau là học sinh thuộc đối tượng được xét.
Nội dung “xem xét” gồm:
- Gia hạn thời gian kiểm tra.
- Mang từ điển vào.
- Có phiên cách đọc trong đề thi.
Các thông tin về định hướng học có thể tham khảo trên trang web “thông tin hỗ trợ về sinh hoạt ở nhà trường, đa ngôn ngữ” và cũng có những buổi hướng dẫn định hướng được tổ chức vài lần trong năm bằng nhiều thứ tiếng.
Q: Có trường trung học phổ thông nào có cửa vào đặc biệt dành cho con em người nước ngoài không?
A: Hiện trong Phủ Osaka có thực hiện việc tuyển chọn học sinh trở về từ Trung Quốc và học sinh người nước ngoài. Những em trở về từ Trung Quốc hoặc có quốc tịch nước ngoài có thể xin học, và về nguyên tắc, đây phải là những em chuyển tiếp vào học từ lớp 4 trở lên.
Nếu muốn biết thêm chi tiết xin xem “trang web Ủy ban giáo dục phủ Osaka phòng ban trung học phổ thông”.
Q: Trong trường học có chế độ cấp học bổng không?
A: Những thông tin có liên quan đến học bổng cho học sinh sử dụng học lên trường Cấp 3 hệ trung học phổ thông, Cấp 3 hệ trung học nghề, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, vui lòng tham khảo thông tin trên Website của Sở giáo dục Phủ Osaka. Một số trường có chế độ học bổng riêng do trường cấp.
Q: Anh em họ đang sống ở Việt Nam có nguyện vọng muốn du học lên đại học của Nhật bản. Tôi nên bắt đầu những thủ tục như thế nào?
A: Vui lòng tham khảo Websitecủa Tổ chức hỗ trợ học sinh – sinh viên Nhật Bản có đăng đầy đủ những thông tin về cách thức sang Nhật du học bằng nhiều thứ tiếng.
Q: Tôi muốn học tiếng Nhật. Tôi muốn tìm nơi học tiếng Nhật ổ gần nh.
A: Vui lòng tìm lớp học tiếng Nhật trong Phủ Osaka ở Website bên dưới:
Q: Tôi muốn ghi danh cho con học trường dành cho người nước ngoài. Ở Nhật có những trường nào?
A: Vui lòng tham khảo Website của Sở giáo dục Phủ Osaka.
Q: Tôi đang theo học trường quốc tế từ Tiểu học đến Phổ thông trung học, vậy Tôi có thể học tiếp lên đại học của Nhật không?
A: Trường quốc tế không phải là trường được quy định bởi điều 1 Luật giáo dục trường học của Nhật, mà thườngđược phân loại thành “các loại trường khác”. Để biết trường quốc tế nào có thể thi vào trường đại học của Nhật, vui lòng tham khảo Website của Sở giáo dục Phủ Osaka.
Đời sống
Q: Tôi đang làm việc ở công ty. Tôi có phải khai thuế không?
A: Trong trường hơp thu nhập ngoài lương trên 200.000 yên hoặc được nhận lương vượt quá 200.000 yên từ hai chổ trở lên, hoặc thu nhập trên 20triệu yên một năm , bất kể có được khấu trừ chi phí y tế hay không thì cũng cần khai thuế.
Q: Tôi muốn đi khai thuế, nhưng vào trước cuối năm tôi dự định về nước. Trường hợp này thì phải khai thuế như thế nào?
A: Thời gian khai thuế mỗi năm từ ngày 16/2-15/3. Nếu bạn về nước trước thời gian đó mà không đi khai thuế được thì bạn chọn người quản lý thuế và nhờ người đó khai thuế cho bạn sau khi về nước. Trường hợp bạn không chọn lựa người quản lý thuế thì bạn đến phòng thuế lấy “giấy khai thuế” để làm thủ tục tạm trả lại thuế trước.
Chi tiết xin hỏi cơ quan thuế gần nhất.
Q: Thuế cư dân địa phương sẽ được tính như thế nào?
A: Thuế cư dân ở Osaka gồm “Thuế cư dân Phủ” và “Thuế cư dân Thành phố”. Người nước ngoài nếu là “người dân cư trú tại địa phương” thì tùy theo tình trạng cư trú sẽ được tính thuế từ thời điểm ngày 1 tháng 1 của năm đó. Những người không cư trú tại địa phương sẽ không phải đóng đánh thuế cư dân, nhưng nếu có cơ sở kinh doanh hoặc có nhà ở thì chỉ bị thu thuế cư dân chia đều. Thông tin chi tiết về đời sống vui lòng liên hệ quầy tiếp dân tại Ủy ban hành chính nơi cư trú. Đối với công nhân, cũng có thể lệ công ty khấu trừ tiền thuế cư dân địa phương từ tiền lương, sau đó sẽ thay thế công nhân nộp cho thành phố quận huyện nơi họ lưu trú.
Q: Tôi muốn đi xe máy nhưng tôi chưa có bằng lái xe ở nước mình.
A: Nếu bạn muốn thi lấy bằng lái xe máy, tùy thuộc vào loại bằng lái xe 2 bánh mà bạn muốn lấy thì cách thi lấy bằng có sự khác nhau.
Để biết thêm thông tin, xin vui lòng kiểm tra trên trang web của cảnh sát Phủ Osaka.
Q: Thời hạn sử dụng của bằng lái xe quốc tế?
A: Bằng lái xe quốc tế (có nghĩa) là bằng lái xe theo mẫu qui định được phát hành do ký kết của nước đó theo Công ước Geneva.Bằng lái xe quốc tế có giá trị sử dụng được ở nước nào thì xin vui lòng tham khảo danh sách trên trang Web của Cơ quan cảnh sát Quận
Trong thời hạn hiệu lực bằng lái xe của [ thời hạn hiệu lực ], được tính kể từ ngày nhập cảnh vào Nhật Bản trong vòng 1 năm thì có hiệu lực, nhưng đối với người nước ngoài có đăng ký thường trú, sống tại Nhật, khi đi ra nước ngoài rời khỏi Nhật Bản sẽ tính từ ngày đó đến thời hạn trong vòng chưa đến 3 tháng mà lại nhập cảnh đến Nhật bản nữa, donó không trùng ngày ở Nhật (nhập cảnh hợp pháp) được nói ở đây. Nó sẽ không được tính từ ngày thời hạn có thể lái xe đến ngày tái nhập cảnh vào Nhật Bản.
Q: Tôi đã mua một chiếc ô tô cũ, cần phải làm những thủ tục gì?
A: Sau khi mua ô tô cũ thì cần phải thay đổi tên chủ sở hữu xe trên giấy chứng nhận kiểm tra ô tô, và cần phải hoàn thành “đăng ký chuyển nhượng”. Địa điểm đăng ký là Phòng chi nhánh vận chuyển hoặc Văn phòng kiểm tra đăng kýtại khu phố mà chủ sở hữu mới thường trú. Chủ sở hữu cũ và chủ sở hữu mới có thường trú cùngxã, quận huyện, thành phố hay không thì cách làm thủ tục sẽ khác nhau. Ngoài ra, các thủ tục cho xe ô tô hạng nhẹ thì xin vui lòng liên hệ với Hiệp hội kiểm tra xe ô tô hạng nhẹ.
Q: Tôi đã mua đồ điện tại một cửa hàng điện tử lớn. Thời hạn bảo hành là một năm. Tôi sử dụng bình thường (thôi), nhưng nó bị hỏng. Tôi mang đi sửa thì bị tính tiền cước phí sửa mặc dù còn trong thời hạn bảo hành. Trường hợp này tôi phải là thế nào.
A: Bạn có thể tham khảo ý kiến của trung tâm dịch vụ khách hàng ở thành phố và thị trấn nơi bạn cư trú.Nếu cửa hàng điện tử lớn mà bạn đã mua không có đối ứng, hỗ trợ tiếng việt thì bạn nên đi cùng với người nói được tiếng nhật đến để thảo luận. Trung tâm dịch vụ khách hànglà một cơ quan công cộng tiếp nhận các khiếu nại từ người tiêu dùng, và các thắc mắc về sản phẩm hay các dịch vụ.
Q: Tôi muốn thuê luật sư cho tòa án xử ly hôn nhưng tôi không có tiền. Có nơi nào hỗ trợ ứng trước chi phí thuê luật sư không?
A: Trong trường hợp các vụ án gia đình như ly hôn hoặc vụ án dân sự, có khi có thể đăng ký “Chương trình hỗ trợ giúp pháp lý dân sự”. Đây là chương trình có thể sử dụng trong trường hợp gặp khó khăn về mặt kinh tế, hỗ trợ tòa án, không được nhận hỗ trợ để lập hồ sơ, tư vấn pháp luật miễn phí hoặc sẽ tạm thời ứng trước để trả chi phí thuê luật sư, phí giới thiệu chuyên viên tư pháp, lệ phí tòa án. Khi đăng ký xin hỗ trợ, cần nộp giấy tờ chứng minh thu nhập vì có quy định mức chi phí hỗ trợ. Những người nước ngoài đang cư trú hợp pháp tại Nhật cũng có thể đăng lý tham gia chế độ này. Thông chi tiết vui lòng liên hệ Trung tâm hỗ trợ tư pháp Nhật Bản.
Q: Tôi bị phân biệt đối xử với người nước ngoài. Tôi muốn thảo luận về nhân quyền.
A: Quầy tư vấn nhân quyền cho người nước ngoài có đáp ứng tiếng nước ngoài.
- Phòng tư pháp Osaka:
0570-090911 (tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc, tiếng Philipin, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Việt, tiếng Nepal, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Indonesia và tiếng Thái Lan) - Hội luật sư Osaka:
06-6364-6251, thứ sáu tuần thứ2,4 buổi chiều 12:00 – 5:00
(tiếng Anh·tiếng Trung Quốc·tiếng Hàn Quốc)
Q: Tôi đã tốt nghiệp trường đại học Nhật Bản, khi tôi mang bằng tốt nghiệp về nước thì cần phải công chứng. Tôi phải đi đâu để công chứng?
A: Đối với các thủ tục công chứng cần con dấu chính thức, xin vui lòng tham khảo các WEB của Bộ Ngoại giao. Phòng chi nhánh sở ngoại giao Osaka.
Nhà ở
Q: Sau khi ly hôn, Tôi cùng con cư trú tại Nhật. Vì tiền nhà thuê của tư nhân cho đến thời điểm này cao quá, tôi không trả nổi nữa. Tôi muốn thuê nhà của nhà nước.
A: Nhà ở do Phủ điều hành là nhà cho thuê dành cho những người có thu nhập thấp gặp khó khăn về nhà ở. Người nước ngoài đã đăng ký cư trú cũng có thể xin thuê nếu đáp ứng đủ những điều kiện đăng ký. Đối với những hộ gia đình chỉ có Bố/Mẹ và Con, sẽ có chương trình đăng ký riêng khác những kỳ đăng ký thông thường. Những người đang sống và làm việc trong Phủ Osaka nếu đáp ứng điều kiện mức thu nhập thì có thể đăng ký xin vào ở. Trường hợp Bố hoặc mẹ đơn thân, là người nuôi dưỡng trẻ thiếu niên dưới 20 tuổi nếu có nguyện vọng thì có thể đăng ký xin vào ở trước ngày trẻ em tròn 20 tuổi nếu đáp ứng được bất kỳ mục nào từ (1) đến (5) dưới đây (cũng có thể đăng ký theo ứng dụng [dành cho hộ phúc lợi gia đình]).
- Người có Chồng hoặc vợ chết, ly hôn, có con mà không có kết hôn
- Người có Chồng hoặc vợ sống hay đã chết không rõ ràng trên 1năm (trường hợp đã thông báo về việc mất tích cho cảnh sát)
- Người có vợ hoặc chồng sống riêng trên 1năm (trường hợp tách biệt vợ hoặc chồng trên giấy chứng nhận cư trú trên 1năm)
- Người có hoàn cảnh trở thành Mẹ đơn thân (trường hợp thực tế đổ vỡ hôn nhân do bạo lực từ người phối ngẫu…)
- Người có vợ hoặc chồng không đảm trách về việc nuôi dưỡng vì lý do đi ra nước ngoài…
Chi tiết vui lòng tham khảo trên Dịch vụ nhà ở của nhà nước Phủ Osaka.
Q: Vợ chồng tôi đến Nhật. Hai vợ chồng cùng đi làm nên tổng thu nhập vượt quá điều kiện được đăng ký nhà ở do Phủ Osaka điều hành. Xin hỏi có hệ thống nhà ở của nhà nước nào khác không?
A: Nhà ở do Phủ Osaka điều hành là nhà dành cho những người có thu nhập thấp. Nhà ở dành cho những người có thu nhập trung bình có các dịch vụ nhà ở của nhà nước như sau:
[ Dịch vụ nhà cho thuê của nhà nước ]
Là dịch vụ cho thuê nhà của nhà nước thuộc sở hữu của Tập đoàn nhà nước Osaka Prefectural Housing Corporation. Điều kiện đăng ký: người đang đăng ký hộ khẩu trong Phủ Osaka có thu nhập trong phạm vi mức thu nhập quy định.
(Đăngkýtại) Công ty dịch vụ nhà ở công Phủ Osaka
[ Dịch vụ nhà cho thuê đặc biệt của Phủ Osaka ]
Dịch vụ này dành cho người có mức thu nhập trong giới hạn quy định và có nhu cầu thuê nhà ở, sẽ được Nhà nước và Phủ Osaka hỗ trợ một phần trợ cấp thuê nhà khi thuê nhà của dịch vụ này. Điều kiện đăng ký: người đang sống cùng gia đình, có mức thu nhập trong giới hạn quy định. Người nước ngoài đang đăng ký hộ khẩu trong Phủ Osaka, nếu đáp ứng đủ điều kiện cũng có thể đăng ký dịch vụ này.
(Đăngkýtại) Công ty dịch vụ nhà ở công Phủ Osaka
[ Hệthốngchungcư UR (Urban Renaissance Agency) ]
Tổ chức đổi mới đô thị pháp nhân hành chính độc lập (tổ chức đô thị UR) quản lý cho thuê nhà ở . Có nhà cho thuê dành cho người độc thân hoặc gia đình. Đây là hệ thống chung cư do Công ty Urban Renaissance Agency (tạm dịch: Tổ đổi mới đô thị UR) quản lý. Trước đây gọi là “Chung cư nhà nước”, nay đượcgọilà “Chung cư UR”. Chung cư UR có hai loại dành cho người sống một mình và cho đối tượng gia đình. Dịch vụ này có thể đăng ký đặt trước căn hộ mình mong muốn và phải chờ đợi đến lượt thuê nhà, không cần người bảo lãnh khi nhận nhà, và có quy định điều kiện mức thu nhập.
(Đăngkýtại) Urban Renaissance Agency
Q: Du học sinh đang tìm ký túc xá, có những chọn lựa nào?
A: Vui lòng tham khảo thông tin ký túc xá dành cho du học sinh bên dưới:
[ Ký túc xá du họcsinh ]
- Tổ chức giao lưu quốc tế Osaka Hộiquán du họcsinh Sakai (Kýtúcxá Orion)
- Hiệp hội thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp hỗ trợdu học sinh Chương trình tiếp nhận du học sinh
- Quỹ học bổng giao lưu quốc tế Kyoritsu Ký túc xá sinh viên
- Quỹ học bổng Ono Ký túc xá nữ sinh Uneno-Shiba
[ Chung cư nhà nước ]
Dành cho du học sinh bảo lãnh gia đình sang Nhật, có thể đăng ký thuê nhà ở củaPhủ/Thành phố quản lý khi đáp ứng các điều kiện quy định.
Q: Tôi muốn thuê nhà của tư nhân nhưng tôi nghe nói rằng có nhiều chủ nhà do dự không muốn cho người nước ngoài thuê nhà, vậy có cách nào để tìm kiếm nhà mà cho người nước ngoài thuê không?
A: Ở Osaka có [quy chế đăng ký cho thuê nhà ở an tâm·an toàn Osaka], đối với người quan tâm đến viêc đảm bảo nhà ở bao gồm cả người nước ngoài, do đó nếu không từ chối chuyển đến ở Anh/Chị có thề đăng ký thuê nhà ở tư nhân với một chất lượng nhất định tại phủ Osaka. Thông qua [Hệ thống tham khảo cho thuê an·tâm an toàn] hoặc [hệ thống giới thiệu thông tin nhà ở Safetynet] Anh/Chị có thể đọc được những thông tin về nhà ở đã được đăng tải, hãy sử dụng thử xem như thế nào có được không?
Ngoài ra Anh/Chị cũng thử tư vấn ở các [công ty bất động sản có hổ trợ bằng tiếng nước ngoài] đăng thông tin trên trang web Hiệp Hội quản lý nhà cho thuê Nhật Bản xem có được không.
Trong trường hợp làm như vậy vẫn không tìm thấy nhà ở thì vui lòng tìm hiểu thông tin về Phủ Osaka thông qua cơ quan giao lưu quốc tế phủ Osaka. (Giới thiệu… [Pháp nhân hổ trợ nơi ở] hổ trợ nhà ở cho người nước ngoài..)
… [Pháp nhân hổ trợ nơi ở] là một tổ chức hoạt động nhằm hổ trợ cuộc sống và tư vấn giới thiệu thông tin liên quan tìm nơi ở là nhà cho thuê tư nhân đối với những người lưu tâm đến bảo đảm về nhà ở cho người nước ngoài…
Q: Ký hợp đồng thuê nhà ở tư nhân ngoài tiền nhà còn bị yêu cầu trả thêm tiền hoa hồng môi giới, tiền lệ phí hàng tháng, tiền cảm ơn, tiền cọc nữa. Ở Nhật có thường bị yêu cầu trả các loại tiền đó không?
A: Nói chung kinh phí cần thiết thuê nhà ờ bao gồm các chi phí dựa trên văn hóa thương mại đặc biệt Nhật Bản, đặc biệt là chi phí phát sinh do hợp đồng mới và chi phí trong giai đoạn ban đầu, thường bị nói có vẻ cao hơn so với nước ngoài. Những chi phí giống như vậy là có, do đó cẩn phải nghe giải thích rõ ràng trước khi ký kết hợp đồng để tránh hiểu lầm hiểu sai là tốt phải không?
[ lệ phí hàng tháng (chi phí quan lý) ]
là tiền để đáp ứng cho chi phí sử dụng chung như vệ sinh công cộng và điện, kiểm tra bảo dưỡng trang thiết bị… được trả riêng ngoài tiền thuê nhà. Ở nước ngoài nhiều trường hợp lệ phí hàng tháng đã được tính sẵn vào tiền thuê nhà rồi phải không?
[ tiền cảm ơn ]
là tiền trả cho chủ nhà khi ký hợp đồng. Ở khu vực Kanto thông thường là nhiều hơn 1–2 tháng tiền nhà. Tiền cảm ơn sẽ không được trả lại, gần đây cũng có những nhà có thề thuê để ở mà không cần phải trả tiền cảm ơn.
[ Tiền hoa hồng môi giới (trung gian) ]
là tiền trả hoa hồng cho những nhà kinh doanh bất động sản, được quy định là ít hơn 1tháng tiền thuê nhà. Tiền hoa hồng môi giới không được trả lại.
[ Tiền cọc (Tiền đảm bảo) ]
đó là số tiền chủ nhả ứng trước khi ký hợp đồng nhằm dự phòng trường hợp cần thiết để sữa chữa nhà khi dọn đi hay không thanh toán tiền nhà. Thông thường là từ 1–2 tháng tiền nhà. Khi dọn đi sẽ được tính toán, số tiền còn lại sẽ được hoàn trả.
[ Chi phí gia hạn ]
là số tiền người thuê phải trả cho chủ nhà để giữ nguyên hợp đồng nhằm gia hạn trong trường hợp tiếp tục hợp đồng thuê nhà. Có quy định về hợp đồng đặc biệt (Những điều khoản được thỏa thuận nhất trí đặc biệt giữa các bên hữu quan).
*Cũng có khi được yêu cầu phải trả tiền để làm chứng nhận thuê nhà hay chi phí bảo hiểm như bảo hiểm cháy nổ…
Q: Khi ký hợp đồng thuê nhà tôi được yêu cầu là cần có người bảo lãnh. Nhưng mà ở Nhật thì tôi không quen biết ai. Vậy làm như thế nào là tốt?
A: Gấn đây có vẻ như sử dụng Công ty đứng ra bảo lãnh tiền thuê nhà để thay thế cho người bảo lãnh là nhiều hơn. Hơn thế nữa có những điều kiện cần thiết để sử dụng những Công ty để bảo đảm thuê nhà đó. Khi mà người chuyển đến ở vì một lý do nào đó không có khả năng trả tiền thuê nhà, thì Công ty bảo lãnh tiền thuê nhà sẽ thay thế người thuê nhà trả tiền thuê nhà cho chủ nhà. Trong trường hợp muốn sử dụng Công ty bảo lãnh tiền thuê nhà thì người thuê nhà phải trả chi phí bảo lãnh (chi phí ủy thác bảo lãnh). Chi phí bảo lãnh thường được yêu cầu theo tiêu chuẩn 0.51 tháng tiền thuê nhà cho năm đầu tiên, từ năm thứ 2 trở đi trung bình khoảng 10.000 yen–20.000 yên cho 1năm.
Q: Khi chuyển đến ở, có việc gì đặc biệt cần thiết phải chú ý cẩn thận không?
A: Ồn ào trong sinh hoạt và vi phạm nội quy bỏ rác thải. Nội quy bỏ rác thải thông thường khác nhau tùy thuộc quận huyện thành phố, nhưng nếu không phân loại rác thì không được, tùy thuộc vào loại rác mà ngày bỏ rác cũng khác nhau. Đối với mỗi quận huyên thành phố có soạn sẵn giấy truyên truyền hướng dẫn nội quy bỏ rác bằng tiếng nước ngoài, bất cứ khi nào cũng có thể đọc và xác nhận trước.
Ngoài ra tập trung nhiều người ở Nhật, việc tiếng ồn ào dễ dàng lan đến phòng bên cạnh, trên hay ở dưới thường xảy ra do đó đặc biệt vào ban đêm cho đến sáng sớm cần phải chú ý cẩn thận. Không chỉ là những buổi tiệc nhiều người hay chơi các loại nhạc cụ… mà nói chuyện lớn tiếng cũng là nguyên nhân dẫn đến những rắc rối có thể xảy ra.
Q: Nhà cho thuê có gắn sẵn máy lạnh nhưng mà bị hư hỏng. Ai sẽ là người chịu chi phí để sữa chữa?
A: Tùy thuộc trang thiết bị đã được lắp đặt trước khi chuyển đến ở (trang thiết bị ban đầu) hay là trang thiết bị của người thuê trước còn để lại (đồ để lại) thì Chủ nhà hay Người thuê nhà có trách nhiệm phải sữa chữa khác nhau. Trong [Giấy giải thích những hạng mục thiết yếu] đã được trao khi ký hợp đồng có ghi chép những trang thiết bị nào là trang thiết bị ban đầu khi mới chuyển vào. Trong trường hợp hư hỏng trang thiết bị ban đầu thì không tự ý sữa chữa, hãy liên lạc với chủ nhà hoặc Công ty quản lý nhà ở để làm theo hướng dẫn. Tuy nhiên có thể chủ nhà không sữa chữa ngay giúp cho mình, nếu cần gấp thì cũng có trường hợp người thuê nhà có thể quyết định sữa chữa. Nếu nguyên nhân gây hư hỏng là do người thuê nhà không chú ý cẩn thận thì cũng có trường hợp sẽ bị yêu cầu chịu trách nhiệm chi phí sữa chữa. Ngoài ra nếu trang thiết bị đó là đồ để lại của người thuê trước thì tự mình trả chi phí sữa chữa.
Q: Tôi phải trả lại nhà mà Tôi đã thuê, khi ở tôi đã lỡ đục lỗ trên vách tường vì thế khi trả nhà chủ nhà yêu cầu tôi phải trả thêm tiền để sửa chữa, ngoài số tiền mà tôi đã đặt cọc. Trường hợp này tôi phải là thế nào.
A: Khi người thuê nhà trả nhà cần phải có “trách nhiệm khôi phục lại như cũ”. Trong trường hợp làm trầy xước hoặc dơ bẩn khi chuyển nhà do bất cẩn vô tình hay cố ý của người thuê nhà ,thì người thuê nhà cần phải chịu trách nhiệm toàn bộ chi phí để sữa chữa. Nếu trước đây đã có chi trả tiền cọc theo lẽ thông thường thì phải chịu trách nhiệm. Ngoài ra khi chuyển đi thì người thuê nhà cũng tự mình phải có trách nhiệm vứt bỏ đi những món đồ còn sót lại. Trong trường hợp đồng người thuê nhà bất cẩn gây hư hỏng, thì về cơ bản không thể tránh khỏi phải chi trả các chi phí thực tế để sửa chữa. Tuy nhiên, nếu hư hỏng hay hao mòn tự nhiên do sử dụng lâu dài thì người thuê nhà không phải chịu trách nhiệm. Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông vận tải đã ban hành qui đinh khi bạn trả nhà “Các sự cố về việc phục hồi lại như cũ và hướng dẫn” đã trở thành một qui định phổ thông. Ngoài ra cũng có thề sử dụng (thủ tục giải quyết tranh chấp) ADR để yêu cầu trọng tài hay hòa giải.
Q: Ngoài ra nếu bạn có thắc mắc về nơi sinh sống, bạn có thể tư vấn ở đâu?
A: Văn phòng tư vấn nhà ở Phủ Osaka ngoài tư vấn những vấn đề như trên còn tư vấn nhiều vấn đề khác liên quan đến nhà ở. Hợp tác với OFIX nhằm tư vấn miễn phí cho đối tượng là người nước ngoài.
Điện thoại: 06-6944-3269
*Đối với người nước ngoài có thể điện thoại trực tiếp đến OFIX (06-6941-2297)
Địa chỉ: Thành phố Osaka quận chuo. ootemae 3-2-12 Tầng 1 tòa nhà phụ cơ quan Phủ Osaka
Thời gian đăng ký: 9:00–12:00, 13:00–17:30
Ngày bình thường (ngoại trừ ngày lễ và ngày đầu cuối năm)